Kết quả tìm kiếm cho "In Hương Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1194
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Sáng 14/11, UBND tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Tỉnh An Giang đang đẩy mạnh chuỗi hoạt động tưởng nhớ, khẳng định công lao và tôn vinh đóng góp to lớn của danh thần Thoại Ngọc Hầu cùng Nhân dân trong công cuộc xây dựng kênh Vĩnh Tế; góp phần quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của dòng kênh vĩ đại này.
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, rủ nhau đưa con đến quán cà-phê có nhiều loài thú đáng yêu nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên. Tuy không quy mô nhưng sự xuất hiện của “vườn thú” mi-ni này đã giúp các ông bố, bà mẹ giải “bài toán” khó đưa con đi chơi ở đâu vào dịp cuối tuần.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Tổ 17 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang) tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo, Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 14/11, An Giang sẽ long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai", Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Cái nóng bị xua tan trước những cơn mưa. Khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai, núi rừng Bảy Núi như thức giấc, khoác trên mình chiếc áo mới xanh mơn mởn. Đối với du khách, mùa mưa ở Bảy Núi là mùa hấp dẫn và thú vị nhất trong năm.
Với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, “Ngày hội Thanh niên An Giang với chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt” thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Hoạt động nhằm tuyên truyền và hướng dẫn đoàn viên, thanh niên, người dân tiếp cận, sử dụng các hoạt động chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.